Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom

Hồ sơ sức khỏe điện tử

Sự kiện
Bệnh lao với thuốc là
Ngày cập nhật 20/03/2017

Các nguy cơ gây bệnh của khói thuốc

      Khi hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi qua khí quản để vào phổi.

      Khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi.

      Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém hơn. Điều này là  do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ.

      Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

      Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở dễ bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở  người hút thuốc và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.   

      Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.

      Hút thuốc và bệnh hô hấp

  • Tăng nhiễm virut
  • Tăng nhiễm vi khuẩn thường
  • Tăng lao phổi
  • Tăng các bệnh phổi mạn tính

      Những nguyên nhân gây bệnh lao

       Bệnh lao được hình thành do 4 nguyên nhân chính sau:

      - Do thường xuyên sống, làm việc, học tập trong môi trường có nhiều khói thuốc khiến môi trường bị ô nhiễm. Những nơi ẩm ướt, tối tăm, bụi bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn lao phát triển.

      - Do tiếp xúc với người mắc bệnh lao, lây nhiễm qua đường hô hấp trực tiếp bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao.

      - Tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao.

      - Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn lao, chăm sóc và tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh lao,...

      Vi khuẩn lao vẫn là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tử vong, trên thế giới, cứ ba người thì có một người bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng 90% trong số đó là tiềm ẩn không triệu chứng, 10% còn lại sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

      Bệnh Lao với thuốc lá

      Hút thuốc lá, đó là một thói quen khó bỏ, đặc biệt với những người đã trải qua hàng chục năm hút thuốc. Việc hút thuốc lá làm hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể giảm đáng kể, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi rút tấn công, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao. Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị phát triển khuẩn lao gấp hai lần so với những người không hút thuốc. Sau khi phân tích những yếu tố liên quan như giới tính, tuổi tác, môi trường sống, tình trạng hôn nhân, việc sử dụng đồ uống có cồn, tình trạng công việc…,những nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, việc hút thuốc vẫn là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng vi khuẩn lao phát triển thành bệnh, cụ thể khi tiến hành so sánh về khả năng mắc lao ở những người hút thuốc và không hút thuốc, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người đã từng hút thuốc có nguy cơ nhiễm lao cao gấp 2,69 lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy những người trẻ tuổi hút thuốc có nguy cơ mắc lao cao hơn những người ngoài 65 tuổi hút thuốc và họ đã đưa ra khuyến cáo: “những nhà hoạch định chính sách và những người hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên xem xét việc quản lý thuốc lá như một biện pháp để kiểm soát bệnh lao”.

      Bệnh nhân đang điều trị lao nếu không từ bỏ thuốc lá sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng và khó điều trị. Thậm chí, có thể tái phát bệnh lao nhiều lần, dẫn đến kháng trị và tử vong.

      Phòng ngừa bệnh lao phổi do khói thuốc lá

      Để giảm thiểu khả năng mắc bệnh lao phổi thì mỗi chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau đây:

      - Nói không với thuốc lá.

      - Tránh xa môi trường có khói thuốc và các hóa chất độc hại.

      - Khi ra ngoài hay xuất hiện ở nơi đông người cần mang khẩu trang y tế.

      - Mang khẩu trang khi chăm sóc người mắc bệnh lao phổi.

      - Bảo vệ, giữ gìn môi trường nhà ở, nơi làm việc, học tập sạch sẽ, khô thoáng để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

      - Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý: bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

      - Hạn chế đến những nơi đông người.       

Võ Đại Tự Nhiên

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Bạn đánh giá website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.980.974
Truy cập hiện tại 230
Thời tiết
Chung nhan Tin Nhiem Mang