Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom
Năm 2022, Việt Nam chọn chủ đề Tháng hành động là "Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng!”
Ngày cập nhật 23/11/2022

Năm nay,Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022, Việt Nam chọn chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS- Thanh niên sẵn sàng” nhằm tích cực duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chủ động ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng. 

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đã chính thức được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động từ năm 2008 và từ đó đến nay UBQG đã lấy thời gian từ ngày 10/11đến ngày 10/12/2022 là Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Tháng hành động đã trở thành sự kiện quan trọng hàng năm thu hút sự quan tâm của không chỉ lãnh đạo mà cả người dân và huy động cả cộng đồng vào cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS.

 

Hiện nay, HIV/AIDS vẫn đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2022 của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, trong đó có gần 220.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống.

Trong những năm qua, với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Tỷ lệ nhiễm HIV giảm nhanh ở nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm, tuy nhiên tăng rất nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), chiếm khoảng 50% trong tổng số người nhiễm HIV được phát hiện mới năm 2020, chủ yếu ở độ tuổi trẻ, đặc biệt là công nhân các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên.

Tại Thừa Thiên Huế, số trường hợp nhiễm HIV còn sống đang quản lý là 488 người, số người nhiễm HIV phát hiện mới từ năm 2018 đến nay có xu hướng gia tăng, chủ yếu ở nhóm MSM. Theo mục tiêu 95-95-95đến  năm 2025 mà Chính phủ đã đề ra, đến tháng 9/2022, Thừa Thiên Huế đã đạt được: 90,5% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 98,8% số người nhiễm phát hiện được điều trị ARV; 98,5% số người nhiễm HIV được điều trị có tải lượng vi rút dưỡi ngưỡng phát hiện.

Nhằm ứng phó kịp thời với diễn biến phức tạp của dịch HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế và tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh mới như: tiếp cận với khách hàng qua các nền tảng số và mạng xã hội; mở rộng, đa dạng hóa các hình thức xét nghiệm HIV như: xét nghiệm HIV tại tuyến y tế cơ sở, triển khai tự xét nghiệm HIV bằng nước bọt thông qua trang web tuxetnghiem.vn đảm bảo tiếp cận nhiều nhóm đối tượng khác nhau, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, điều trị ARV sớm.

Năm nay,Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022, Việt Nam chọn chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS- Thanh niên sẵn sàng” nhằm tích cực duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chủ động ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Kết thúc dịch AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà kết thúc dịch AIDS có nghĩa là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng.

Tích cực phòng chống HIV/AIDS, mỗi tổ chức, các nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình vì sức khỏe cộng đồng, tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương. Thực hiện xét nghiệm HIV định kỳ, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS; huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từng bước hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Thực hiện phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội, mỗi người dân và bạn trẻ hãy tự bảo vệ mình trước đại dịch HIV/AIDS vì sức khỏe của bản thân, vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

KHẨU HIỆU THÁNG HÀNH ĐỘNG:

  1. Cộng đồng chung tay - Kết thúc ngay dịch AIDS!
  2. Tuổi trẻ chung vai, vì ngày mai không còn HIV/AIDS!
  3.  Xét nghiệm là cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV của bạn!
  4. Tuân thủ điều trị ARV để đạt được K=K!
  5. Người có hành vi nguy cơ cao nên xét nghiệm HIV định kỳ 6 tháng 1 lần. 
  6. Điều trị ARV sớm giúp khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV!
  7. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!
  8. Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân!
  9. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!
Tin,ảnh: Bảo Châu – TTKSBT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Bạn đánh giá website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.003.200
Truy cập hiện tại 98