Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng chất thải nhựa thải ra đại dương lớn nhất thế giới, khoảng 1,8 triệu tấn/năm.
Chất thải nhựa phát sinh trong cơ sở y tế, theo báo cáo từ các bệnh viện về Cục Quản lý môi trường y tế vào tháng 8/2019, có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, khoảng khoảng 22 tấn/ngày. Kết quả điều tra của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường năm 2020, chất thải nhựa chiếm từ 5 -11%, khoảng 28 tấn/ngày.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải. Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 28/7/2019 của Bộ trưởng Bộ y tế giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
Nguồn phát sinh chất thải nhựa trong cơ sở y tế:
Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
Chất thải nhựa thông thường phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh
Chất thải nhựa tái chế phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh
Chất thải nhựa lây nhiễm phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh
Chất thải nhựa nguy hại không lây nhiễm phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế (Điều 9, Thông tư 20/2021/TT-BYT):
- Mua sắm, lắp đặt, sử dụng vật tư, thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên, vật liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động chuyên môn y tế và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải y tế.
- Có biện pháp, lộ trình và thực hiện hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông khó phân hủy nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa.
- Phân loại chất thải nhựa để tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy trình phân loại chất thải nhựa
Hướng dẫn phân loại chất thải nhựa tại nguồn:
- Phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
- Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại: Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải rắn y tế.
- Tại vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải rắn y tế phải có Bảng hướng dẫn phân loại chất thải y tế.
Thùng đựng chất thải tái chế
Chất thải nhựa có khả năng tái chế
Chất thải nựa không có khả năng tái chế
Chất thải thông thường khác