|
|
Liên kết website
Bộ, ngành, chính phủ Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
|
| |
Hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới – World Health Day (7/4/2016) với chủ đề (Beat Diabetes) Ngày cập nhật 09/04/2016
Đánh bại bệnh đái tháo đường (Beat Diabetes).
Theo số liệu thống kê của WHO, hiện nay có khoảng 350 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đường và có khả năng tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới. Năm 2012, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu trường hợp tử vong và hơn 80% số tử vong xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Ảnh: (Nguồn: aspsalaj.ro)
Hàng năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn ra một lĩnh vực ưu tiên của Y tế công cộng toàn cầu để làm chủ đề cho ngày Sức khỏe thế giới. Năm 2016, bệnh đái tháo đường được WHO chọn là mục tiêu chính của chiến dịch Ngày sức khỏe thế giới. Do đó, chủ đề của chiến dịch Ngày sức khỏe thế giới năm nay là Đánh bại bệnh đái tháo đường (Beat Diabetes).
Chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự gia tăng của bệnh đái tháo đường cùng những hậu quả và gánh nặng do căn bệnh này đem lại trong xã hội hiện nay, đặc biệt là tại những nước có thu nhập thấp và trung bình. Chiến dịch mở đầu cho những hành động cụ thể, vừa sức và hiệu quả nhằm phòng, chống bệnh đái tháo đường bao gồm các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường.
Sự gia tăng bệnh đái tháo đường một phần là do sự gia tăng tình trạng béo phì và lười vận động, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, một chế độ ăn uống khỏe mạnh với nhiều trái cây, rau xanh, ít đường và chất béo bão hòa, đồng thời, vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày với cường độ trung bình có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường týp 2 và các biến chứng cũng như giúp người bệnh kiểm soát đái tháo đường týp 1 và týp 2 tốt hơn.
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng 211% sau 10 năm
Bệnh ĐTĐ đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. ĐTĐ là một trong những thách thức chủ yếu đối với ngành y tế và sự phát triển kinh tế trong thế kỷ 21. Nguyên nhân gây ra ĐTĐ rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực.
Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh không chỉ xuất hiện ở thành phố lớn mà ở hầu khắp mọi miền của cả nước, từ miền núi đến trung du, đồng bằng. Rất nhiều người bệnh và gia đình cũng như các cơ sở y tế trong cả nước đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế do chi phí rất lớn để điều trị căn bệnh này. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, theo kết quả điều tra năm 2012, tỷ lệ ĐTĐ trên toàn quốc là 5,7% dân số.
Theo TS. Nguyễn Vinh Quang – Trưởng ban điều hành Dự án ĐTĐ quốc gia, so sánh giữa số liệu thống kê của năm 2002 và năm 2012 thì tỉ lệ mắc ĐTĐ ở ta tăng tới 211%. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị nhưng người bệnh ĐTĐ vẫn có nhiều biến chứng nguy hiểm làm tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế. Đáng chú ý là trên 60% số người mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện, khi được phát hiện thì đã có nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng tim mạch, thần kinh, suy thận, mù lòa, biến chứng bàn chân ĐTĐ...
|
(Nguồn: who.int) Tập tin đính kèm: Phan Đăng Tâm (Tổng hợp) Các tin khác
|
|
Thống kê truy cập Truy cập tổng 1.981.050 Truy cập hiện tại 238
|
|