|
|
Liên kết website
Bộ, ngành, chính phủ Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
|
| |
Không xem thường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại bệnh viện Ngày cập nhật 03/09/2017
Tại thông báo kết luận số 920/TB-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long tại Hội nghị tăng cường phòng chống sốt xuất huyết năm 2017 tại thành phố Hồ Chí Minh đã đánh giá có nhiều nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết, trong đó có mối nguy cơ lây lan bệnh từ bệnh viện.
Theo nhận định của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long và nhiều chuyên gia, nhiều khi nhân viên y tế còn chủ quan khi nghĩ rằng bệnh viện là nơi điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nên không thể là nơi phát sinh ổ dịch. Nhưng trên thực tế, khi đi giám sát ở nhiều bệnh viện, những địa điểm thường phát sinh lăng quăng như: hộp đựng thức ăn, nước uống của thân nhân người bệnh không được dọn dẹp trong khuôn viên bệnh viện, những công trình đang xây dựng v.v…
Một vấn đề cần lưu ý, trong bệnh viện, nguồn lây bệnh là có sẵn, muỗi truyền bệnh sẽ trở thành nguy cơ truyền bệnh cho chính nhân viên y tế, thân nhân người bệnh và các hộ dân sinh sống xung quanh. Hơn nữa, tại bệnh viện, nơi tập trung người bệnh, những người đang có sức đề kháng yếu và mắc các bệnh mãn tính nên nếu mắc sốt xuất huyết thì sẽ rất nguy hiểm.
Muốn phòng ngừa sốt xuất huyết phải tiến hành song song vừa diệt muỗi trưởng thành vừa diệt loăng quăng, bọ gậy. Diệt muỗi chỉ là biện pháp “chữa cháy”, không để phát sinh lăng quăng mới chính là biện pháp căn cơ, an toàn và hiệu quả nhất để phòng, chống sốt xuất huyết. Do đó, song song với công tác điều trị, nhân viên y tế cũng nên chủ động và tích cực trong việc "cắt đứt" nguồn lây bệnh bằng các biện pháp chính như diệt lăng quăng, diệt muỗi và truyền thông cho thân nhân người bệnh.
Một số hình ảnh công tác phòng chống SXH
Hiện nay nhiều Trung tâm y tế như huyện Phú Vang đã phát động nhân viên y tế cùng với người nhà bệnh nhân làm vệ sinh môi trường tại khuôn viên bệnh viện, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho người nhà bệnh nhân, trong đó có phòng chống sốt xuất huyết đã góp phần thiết thực phòng chống lây lan sốt xuất huyết tại bệnh viện.
Từ những hoạt động này làm góp phần thay đổi nhận thức của người dân để họ cùng tham gia các công tác diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết không những tại bệnh viện mà còn ở gia đình và địa phương mình.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, nhiều người nghĩ chống SXH thì diệt muỗi nên mới chú ý đến phun thuốc muỗi, ngăn muỗi đốt. Nhưng đó chỉ là phần ngọn của vấn đề. Bởi một con muỗi cái nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt vòng đời muỗi và truyền vi rút cho trứng; có thể đốt rất nhiều người vì có thể bay trong phạm vi 200m.
Một con muỗi đẻ khoảng 100 – 200 trứng mỗi lần, trứng nở ra lăng quăng, lăng quăng phát triển thành muỗi. Vì thế, nếu không ngăn được trứng đẻ muỗi, thì số lượng muỗi tăng gấp nhiều lần, diệt không xuể.
“Vì thế biện pháp ngăn chặn SXH cơ bản nhất vẫn là ngăn muỗi đẻ trứng, bọ gậy mới ngăn được SXH”, PGS Phu nói.
Bọ gậy ở khắp nơi quanh nhà bạn. Lọ hoa 2 ngày không thay nước thì muỗi đã có thể đẻ trứng; trên khe của nắp nhựa thùng nước ngoài sân; những lọ hoa lộ thiên ngoài trời ở bàn thờ, ở đình chùa; Phi đựng cứu hỏa bình thường đầy cát, mua tạo lớp nước ở trên cũng có bọ gậy; 1 ống nước cắm trên bờ tường để cắm cờ, khi rút ra cũng bọ gậy bên trong; bọ gậy ở lốp xe, vỏ dừa…
Vì thế, để ngăn ngừa SXH, mỗi người dân hãy có ý thức, để ý quanh nhà những vật dụng có nguy cơ chứa nước đọng để dọn sạch. Bởi loăng quăng ở ngay trong nhà người dân, nếu chính người dân không có ý thức dọn dẹp thì rất khó năng ngừa SXH.
|
Phan Đăng Tâm - Công Khanh Các tin khác
|
|
Thống kê truy cập Truy cập tổng 2.003.204 Truy cập hiện tại 102
|
|